TIN NỔI BẬT
Không chỉ lượng cà phê bạn uống mà thời gian uống cũng ảnh hưởng khác ...
4-5 tách cà phê/ngày giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng,...
Góc báo chí | Bản tin Công ty | Cà phê 360 độ
Cà phê Hòa tan - Niềm tin Việt Nam


Cà phê hòa tan đã vươn lên chiếm 1/3 sản lượng tiêu thụ cà phê trong nước. Theo kết quả nghiên cứu thị trường của Chương trình Xúc tiến Hàng Việt Nam chất lượng cao (TP.HCM), cà phê hòa tan bắt đầu được ưa dùng do đặc tính tiết kiệm thời gian, phù hợp với giới trẻ và nhất là tạo ra "gu" tiêu dùng cho thế hệ khách hàng mới.

 

 

Nơi đầu nguồn tinh khiết


Cà phê Hoà tan hay được gọi nôm na là cà phê uống liền xuất hiện trên thị trường vào những năm 1950. Từ đó, đồ uống này phát triển nhanh chóng và trở thành loại cà phê phổ biến nhất. Ít ai biết đằng sau loại cà phê này là quy trình chế biến với những công nghệ hết sức phức tạp và đắt đỏ. Cà phê hòa tan được chế biến theo hai phương pháp: sấy phun và đông lạnh. Các chất tan của hạt cà phê được cô đặc và sản phẩm có dạng các bóng hơi nhỏ li ti hoặc các hạt, mảnh nhỏ. Chất lượng cà phê hòa tan trước hết thể hiện ở tính hòa tan. Nếu cà phê hòa tan bị lắng cặn khi pha là cà phê chất lượng kém (Chưa kể đến các yếu tố cảm quan khác như hương, vị...). Một số loại cà phê hoà tan như Cà phê hoà tan 2 gam, Cà phê hoà tan 50g, Cà phê hũ nhựa… đang là loại được thị trường đón nhận tích cực.

 

 



Cà phê hòa tan 2 gam rất phù hợp cho các khách sạn và văn phòng các công ty. Loại cà phê này đặc biệt ngon khi pha với sữa đặc có đường để làm bạc xỉu. Còn loại cà phê hoà tan 50g lại thích hợp cho các cao ốc, văn phòng và các đầu mối cung cấp suất ăn tập thể. Cà phê hoà tan hũ nhựa 100g thì dùng phổ thông cho mọi tầng lớp.

Thế mạnh của cà phê uống liền là có thể bảo quản được lâu và rất dễ sử dụng. Bột cà phê đã được khử nước lại được hydrat hoá khi cho nước nóng vào, và nó được rất nhiều người đánh giá là “cà phê” ngon.
Không đơn thuần là sản phẩm hay hàng hoá, cà phê tại thị trường Việt Nam còn là một nét văn hoá và lời mời “đi uống cà phê” đã trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người. Theo các nhà kinh doanh trong ngành, thị trường cà phê hiện đã phân chia thành 2 phân khúc rõ ràng: cà phê rang xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 sản lượng cà phê được tiêu thụ tại Việt Nam và cà phê hoà tan chiếm 1/3. Nếu như cà phê rang xay đã mất uy tín trong xuất khẩu vì pha trộn nhiều phụ gia không có lợi cho sức khỏe và không phù hợp thị hiếu tiêu dùng nước ngoài thì cà phê hoà tan lại đang có thế đứng cả trong và ngoài nước. Lĩnh vực cà phê hoà tan được chia thành 2 nhóm: nhóm cà phê hoà tan nguyên chất (chiếm 14%) và nhóm cà phê hoà tan 3 trong 1 (chiếm 86%).

 

 


 
Xuất khẩu cà phê - Cơ hội vàng

“Việt Nam gia nhập WTO, đó cũng là cơ hội vàng cho cà phê Việt Nam xuất khẩu và hội nhập quốc tế. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới sắp tới mỗi năm tăng khoảng 2 triệu bao (60 kg/bao), đến năm 2018, dự kiến thế giới cần tới 140 triệu bao". Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (Vicofa) Lương Văn Tự đã nhận định như vậy tại hội thảo "Đánh giá tác động hai năm gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam, ngành cà phê, ca cao, hồ tiêu, hạt điều" do Bộ Công Thương vừa tổ chức.

Việt Nam hiện có khoảng 500.000 ha cà phê, xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ ước khoảng 850.000 tấn/năm. Theo tin từ Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), sáu tháng đầu năm nay, cả nước đã xuất khẩu được 741.000 tấn cà phê nhân, đạt kim ngạch 1,1 tỷ USD, tăng hơn 23% về lượng nhưng giảm 12,07% về kim ngạch. Cà phê Hoà tan Việt Nam vẫn là một thị trường bỏ ngỏ mà các “đại gia” sản xuất cà phê thoả sức chinh chiến.

Với mong muốn, Cà phê hoà tan mang chất lượng quốc tế với một tinh thần Việt có thế cạnh tranh trực tiếp với những thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới là phương châm mà nhiều doanh nghiệp sản xuất cà phê hướng đến. Nhìn một cách thiết thực thì cà phê hòa tan thể hiện năng lực của doanh nghiệp chế biến cả về tiền vốn và khoa học-kỹ thuật. Bà Đào Thị Mùi, thư ký thường trực Hiệp hội cà phê Ca cao Việt Nam cho biết: "Chúng ta hiện nay chỉ có duy nhất một nhà xuất khẩu cà phê chế biến uy tín là Vinacafé Biên Hòa. Các thương hiệu khác số lượng rất ít và không đều. Cà phê rang xay đã mất uy tín, vậy thì chỉ còn cách đầu tư vào cà phê hòa tan; và muốn xuất khẩu, trước hết phải quảng bá mạnh trong nước”. Hi vọng rằng với sản phẩm cà phê hoà tan mang niềm tin Việt Nam cũng sẽ có một sức bật lớn khẳng định mình trong thời hội nhập còn nhiều khó khăn này.

Cà phê, thêm nỗi nhớ quê hương

 
“Tôi đã xa Việt Nam hơn 30 năm, lần đầu tiên về thăm quê, trên chuyến bay của Vietnamairlines được thưởng thức ly cà phê hoà tan 50g, có chút gì da diết cứ lắng đọng mãi trong tôi. Hương vị thơm ngon của loại cà phê này gần giống cà phê phin. Ngoài công việc viết sách, tham gia giảng dạy, thú thưởng thức càphê hoà tan đã là một phần cuộc sống của tôi. Dù ở xa quê nhưng hương vị thiên nhiên của cà phê Việt Nam thật sự thêm cho tôi nỗi nhớ quê hương.. ”

 

 

Giáo sư hoá học Nguyễn Trọng Anh ( ĐH tại ĐH Paris XI, Pháp)

                                     

 


Đổi mới mãnh liệt cà phê hoà tan: Theo kết quả khảo sát mới đây, thị trường cà phê hoà tan đang tăng mạnh, với thị phần như sau Vinacafé: 50,4%, Nescafé: 33,2% và các nhãn hiệu khác 16,4%.

 

 

Theo:

Tin khác